Trong thiết kế các loại kỷ niệm chương màu sắc là một yếu tố quan trọng, bởi màu sắc quyết định sự thành bại của sản phẩm, màu sắc thể hiện vẻ đẹp và tôn lên ý nghĩa của sản phẩm. Nhưng mấy ai biết được hết ý nghĩa của các loại màu sắc để vận dụng chúng vào sản phẩm của mình.

1. Màu đỏ

Màu đỏ trong kỷ niệm chương có thể xem đây là màu chủ đạo và hầu như không thể thiếu trong các chiếc kỷ niệm chương bởi lẽ màu đỏ là màu mang nhiều ý nhgiax nhất, tốt có xấu có. Màu đỏ thể hiện cho sức khỏe, lãn mạn, sự giận dữ, sự kính trọng... nhưng điểm chung là thể hiện sự nhiệt huyết.

2. Màu xanh lá

Màu xanh lá thể hiện sự nhẹ nhàng tinh tế, màu của môi trường của, và có một điều khá thú vị về màu xanh như thế này người ta tin tưởng rằng màu xanh thể hiện cho trí tuệ. Người ai cập cổ đại tin rằng thần Thoth (vị thần của sự thông thái) đã dắt linh hồn đến sống ở một ngọn đồi nơi mà màu xanh trải dài bát ngát. Nơi mà sự sống và trí tuệ được trường tồn mãi mãi với thời gian. Người la mã cổ đại thì lại suy nghĩ rằng màu xanh lá là màu của vị thần sở hữu trí óc tin khôn và nhanh nhẹ, vị thần Mercury do đó mà sao Thủy (Mercry) được coi là hành tinh đại diện cho trí óc và kiến thức nhân loại.

3. Màu cam

Màu cam ít được sử dụng trong sản xuất kỷ niệm chương, màu cam thườn để dùng để dung hòa màu đỏ với màu nâu. Nhưng dường như chúng ta đã quên đi một điều đó là màu cam là một màu nổi bật. Nếu sử dụng hiệu quả mảu cam thì hiển nhiên sẽ mang lại cho mình một sản phẩm nổi bật, muốn màu cảm trở nên nổi bật hơn thì nên đặt giữa nề màu xanh hoặc màu đen.

3. Màu trắng

Màu trắng là biểu tượng cho sự đơn giản, tinh khiết, điều này rất dễ dàng để giải thích bởi lẽ chỉ cần một vể nhỏ màu khác lạc vào màu trắng là chúng ta có thể nhận ra ngay và luôn. Ngoài ra, màu trắng có mang ý nghĩa hòa giải, hòa bình và trung lập. Đôi khi, màu trắng vì quá đơn giản nên thường tạo cảm giác lạnh lẽ, đơn độc và thất bại.

4. Màu tím

Màu tím xưa nay đều tượng trưng cho hoàng gia và quý tộc. Trong xã hội Tây phương, điều này được quy định bởi pháp luật, từ đến chế La Mã cổ đại cho đến thời kì nữ hoàng Elizabeth I của nước Anh: đạo luật cá nhân này cấm tất cả mọi người, nếu không có gốc gác hoàng tộc được phép mặc trang phục màu này.

ĐẶT HÀNG
Lien he Duc Dat